Đi tìm cà phê thật

Hơn 10 năm trước, ông Nguyễn Tiến Quang (hiện là Giám đốc Công ty TNHH cà phê Quang Trí Thành, Khu công nghiệp Amata) đã thử khá nhiều ngành nghề nhưng đều thất bại. Sau cùng, ông chọn nghề chế biến cà phê thật để lập nghiệp.

Ông Nguyễn Tiến Quang hội viên Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Nai
Ông Nguyễn Tiến Quang đanh kiểm tra mẫu sản phẩm mới để chuẩn bị cung cấp cho thị trường dịp Tết 2016.

“Tôi bắt đầu nghĩ đến việc dấn thân vào nghề rang xay cà phê từ khi thấy nhiều người có thói quen sáng ra phải đi uống cà phê, rồi khi hẹn bạn bè cũng đi uống cà phê” – ông Quang chia sẻ.

* “Say” cà phê

Vào nghề khá muộn, ông Quang gặp không ít khó khăn. Ngay việc xác định kiếm lợi nhuận cao hay đi theo con đường giá trị thật của cà phê cũng đã là một câu hỏi khó. Suy nghĩ nhiều, ông quyết định mang giá trị thật của cà phê đi kinh doanh. Sau gần 1 năm đi học nghề rang xay cà phê, ông Quang về lập cơ sở chế biến cà phê cung cấp cho các quán cà phê.

Mđây, công ty của ông Nguyễn Tiến Quang cũng bđầu cho ra dòng sn phm mi là cà phê hòa tan để đáp ng cho nhiđối tượng khách hàng hơn.

Ở những ngày đầu, việc đưa sản phẩm tham gia vào thị trường cũng không mấy dễ dàng, có khi cả tháng trời ông cũng không bán được 1kg cà phê nào. “Người ta bảo là lấy công làm lời còn tôi có nhiều tháng mất công mà không có lời. Cà phê nhiều nơi bán cho các quán chỉ có 40 ngàn đồng/kg, trong khi đó giá cà phê tôi bán tới 70 ngàn đồng/kg, thậm chí  có loại lên đến trên 100 ngàn đồng/kg nên rất khó cạnh tranh” – ông Quang nói.

Trong muôn vàn những nhà cung cấp cà phê, ông Quang đã chọn thị trường ngách để phát triển dòng sản phẩm. Ông không đi mời chào tất cả các quán cà phê mua hàng mà chỉ chọn những quán bán cà phê có nhu cầu về sản phẩm chất lượng cao để bán, cách làm này đúng hướng và giúp ông bám trụ và phát triển thị trường  khá tốt.

* Mở quán để đối chứng cà phê thật

Kể về việc chỉ trong 3 năm mà liên tục mở đến 6 quán cà phê thương hiệu Arobi, không chỉ ở Biên Hòa mà “tràn” xuống cả TP.Vũng Tàu, ông Quang nói: “Ban đầu tôi chỉ định mở một quán trên đường Đồng Khởi (gần ngã tư Amata) để làm đối chứng bằng cách pha đúng quy cách để khách đánh giá chất lượng xem sao. Kết quả là khách rất hài lòng, giai đoạn ban đầu chỉ ít khách thôi nhưng sau này càng lúc càng đông”.

Cũng bắt đầu từ đó, ông mở thêm các quán khác thành một chuỗi 5 quán tại TP.Biên Hòa và gần đây mở xuống đến Vũng Tàu. Ông Quang cho biết, từ cuối năm ngoái đến nay, một số người ở các địa phương trong tỉnh và tỉnh Bình Dương, quận 9 (TP.Hồ Chí Minh) đến làm việc với doanh nghiệp để xin nhượng quyền kinh doanh thương hiệu quán cà phê Arobi nhưng ông chưa đồng ý. Bởi theo ông, doanh nghiệp chưa sẵn sàng trong việc quản lý và dự kiến đến năm 2016 việc chuyển nhượng thương hiệu kinh doanh mới bắt đầu thực hiện. “Để phát triển, tôi không thể “ôm” hết được mà phải chia bớt cho mọi người để giảm áp lực vốn và tập trung cho chất lượng tốt hơn. Nhưng nếu quản lý không được sẽ “lợi bất cập hại”, nên chúng tôi làm đến đâu chắc đến đó” – ông Quang nói. 

     theo Vân Nam/ĐN